Cô Tươi (Hương Giang) là nhân vật chính,ôinhàtrongmâtha bet 77 mẹ mất sớm, cô gánh vác tất cả trách nhiệm lo cho cha, cho em ăn học, đến 30 tuổi vẫn chưa dám nghĩ cho bản thân mình. Và cô đã dành dụm tiền để mua một ngôi nhà như mơ ước để gia đình sum họp sống với nhau. Nhưng "ngôi nhà" đúng nghĩa là gì? Trong khi cha cô và em cô luôn mâu thuẫn, cãi vã, rồi tình yêu của em cô trắc trở, liệu "ngôi nhà" ấy có hình thành?
Cuối cùng, nhà là nơi để về, để hạnh phúc, ấm êm, thì mới đúng nghĩa là nhà. Mỗi người đã tự hóa giải lòng mình để cái kết hoàn toàn "có hậu".
Vở kịch không nói điều gì cao xa, sâu thẳm, cũng không có xung đột dữ dội, chỉ nhẹ nhàng khắc họa một mẫu gia đình có thể ta từng gặp đâu đó trong đời, hoặc có thể là chính chuyện của mình, nghĩa là nó rất gần gũi, quen thuộc. Vì vậy mà vở kịch dễ xem, dễ cảm, làm tròn chức năng giáo dục một cách dịu dàng, không giáo điều, lên gân. Người xem được truyền tải năng lượng tích cực, năng lượng yêu thương rất tự nhiên, dễ chịu. Về chức năng giải trí thì vở kịch cũng đạt điểm cao, vì quá vui, hấp dẫn, cuốn người ta đi không lúc nào bị chán.
Phát hiện bất ngờ nhất chính là Lương Thế Thành. Trước nay mọi người thấy anh chỉ diễn chính kịch, vậy mà lần này anh xuất hiện trong một vai hài duyên dáng vô cùng. Nhân vật Vui, ông chủ trại hòm, bạn thanh mai trúc mã với cô Tươi, và yêu cô thắm thiết. Nhưng Vui tỏ tình đến 30 lần mới thành công. Và trong giai đoạn đó, anh đã quậy tưng khán phòng bằng sự…vô duyên của mình. Vô duyên nhưng lại rất duyên. Vui cũng là một "nét son" của Ngôi nhà trong mây.
Còn lại những gương mặt vững vàng như NSƯT Hữu Châu, Phi Phụng, Hương Giang, Huy Tứ, Quốc Trường, Phương Dung, kể cả cô đào trẻ Quyên Qui, đều làm khán giả vừa lòng. Họ diễn giỏi và hài hòa, tạo nên một phong cách đẹp cho Thiên Đăng, hài mà không bị lố, bi mà không sến súa, toát lên sự trẻ trung, sinh động của một sân khấu mới.